Thủy se nói cho chúng ta biết về kinh nghiệm của cô ấy!
Bạn tới với trung tâm vào mùa xuân năm ngoái, động lực của bạn để làm vieecj tại EPRC là gìtrong cuộc phỏng vấn ở EPRC: Sonya, giám đốc trước đây của trung tâm và Tiến sĩ Bonnie Raphael, người hiện đang cộng tác với Hội bảo tồn Động vật hoang dã và đã trở thành cố vấn của tôi.

Tôi đã làm việc với thú cưng và động vật nhỏ trong một vài năm sau khi tôi tốt nghiệp trường thú y ở thành phố Hồ Chí Minh và tôi đã có thời gian làm việc rất tuyệt vời với chúng. Nhưng vì có nhiều cơ sở chăm sóc thú y trong thành phố, tôi quyết định thử thách bản thân trên một lĩnh vực mới đó là động vật hoang dã. Tôi đã cân nhắc làm việc cho EPRC hoặc một safari, cuối cùng tôi đã lấy cảm hứng từ hai người tôi gặp trong cuộc phỏng vấn ở EPRC: Sonya, giám đốc trước đây của trung tâm và Tiến sĩ Bonnie Raphael, người hiện đang cộng tác với Hội bảo tồn Động vật hoang dã và đã trở thành cố vấn của tôi.

Một ngày làm việc điển hình của bạn ở đây là gì, nó phải thay đổi rất nhiều phải không?

Động vật trong EPRC thường không có vấn đề về sức khỏe, chủ yếu là vì chúng nhận được chăm sóc rất tốt từ nhân viên của chúng tôi. Điều đó làm cho công việc của tôi dễ dàng hơn, tôi thường làm việc với những người quản lý và nhận viên của chúng tôi để cập nhật thông tin về tình trạng động vật, lập kế hoạch kiểm tra sức khỏe, tổ chức thả, tái thả và nhân giống, thực hiện và theo dõi lịch trình điều trị cho động vật không khỏe mạnh, thu thập dữ liệu cho những nghiên cứu trong tương lai. Bên cạnh đó, tôi thỉnh thoảng hỗ trợ các trung tâm cứu hộ khác ở Cúc Phương và có thêm kinh nghiệm làm việc với nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng khác nhau.

Bạn có thể mô tả những gì bạn làm trong một cuộc kiểm tra sức khỏe tiêu chuẩn?

Cuộc kiểm tra sức khỏe tiêu chuẩn lý tưởng bao gồm kiểm tra thể chất, đo cơ thể, kiểm tra phân, lấy mẫu máu, siêu âm và X quang … Do thiết bị hạn chế tại chỗ tôi chỉ có thể thực hiện một số trong số đó, nhưng chúng tôi đang nỗ lực để cải thiện điều đó.

Những thách thức khi làm bác sĩ thú y cho một trung tâm cứu hộ là gì?

Làm việc trong một trung tâm cứu hộ luôn là một thử thách, đặc biệt là chăm sóc động vật hoang dã. Chúng tôi phải đảm bảo rằng chúng có sự chăm sóc tốt nhất mà không gây ra quá nhiều căng thẳng trong điều kiện nuôi nhốt và giữ hành vi tự nhiên của chúng càng nhiều càng tốt. Hầu hết thời gian, chúng đến đây sau khi trải qua chấn thương và mọi động vật sẽ có phản ứng khác nhau với tình trạng thay đổi của chúng. Việc giải cứu có thể đặc biệt khó khăn, đôi khi chúng tôi phải lái xe trong vài ngày để đưa động vật tới trung tâm, làm việc sau giờ làm để kiểm tra tình trạng của chúng và chỉ định điều trị khẩn cấp …

Các loài linh trưởng có những bệnh và rủi ro cụ thể gì mà bạn phải đặc biệt chú ý không?

Chúng có thể mang các bệnh zoonotic có thể truyền sang và từ người. Loài người và những loài linh trưởng không phải người có nhiều điểm tương đồng, không chỉ về mặt giải phẫu, mà cả về thể chất, khiến chúng nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng và virus cụ thể. Nhân viên của chúng tôi có khả năng có thể tiếp xúc với động vật hàng ngày vì vậy chúng tôi tuân theo các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt.

Bạn nghĩ những gì có thể được cải thiện?

Mặc dù EPRC đã tồn tại hơn 25 năm, nhưng chúng tôi đang gặp khó khăn do số lượng động vật ở đây ngày càng tăng, cũng như sự phức tạp trong chẩn đoán và điều trị cho những loài linh trưởng rất đặc của chúng tôi … Chúng tôi rất may mắn khi thỉnh thoảng được giúp đỡ và trang thiết bị tạm thời từ các trung tâm cứu hộ khác nhưng chúng tôi đang cần nhiều thiết bị và công cụ kỹ thuật để chăm sóc thú y. Chúng tôi tin tưởng vào sự hỗ trợ và quyên góp của mọi người để cố gắng cải thiện cuộc sống và chăm sóc các loài linh trưởng nguy cấp tuyệt đẹp của chúng tôi!

Cảm ơn bạn Thuy!
(Visited 498 times, 1 visits today)
Share our stories
viVietnamese